Bảo hộ lao động

Khái niệm lao động: là hoạt động chính, quan trọng nhất của con người từ cổ chí kim đến nay. Nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Gần hơn nữa, lao động là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động.

1 – Bảo hộ lao động:
    Là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.

Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động.

2 – Mục đích bảo hộ lao động

Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.   

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:

– Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.   

– Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.

– Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.

3 – Ý nghĩa bảo hộ lao động
a- Ý nghĩa chính trị   

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển

b- Ý nghĩa xã hội   

Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động.

Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.   

c- Ý nghĩa kinh tế   

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất.

4 – Tính chất công tác bảo hộ lao động

a- Tính pháp luật

Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật.

b- Tính khoa học – kỹ thuật   

Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.

c- Tính quần chúng   

Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:   

Một là bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động.   

Hai là dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. Đó là một số khái niệm cơ bàn về bảo hộ nói chung cũng như bảo hộ lao động nói riêng.

Cách Đeo và Sử Dụng Đúng Cách Các Loại Bảo Hộ để Đảm Bảo Hiệu Quả và An Toàn Tối Đa

Trong môi trường làm việc đa dạng và nguy hiểm, việc sử dụng đúng cách các loại bảo hộ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn …

Tại sao Bảo Hộ Lao Động Quan Trọng

Trong môi trường công việc đa dạng và đầy rủi ro của ngày nay, việc đảm bảo an toàn cho nhân viên là một ưu tiên cấp bách. Bảo hộ …

Bảo Hộ Lao Động trong Ngành Công Nghiệp: An Toàn Là Ưu Tiên Số Một

Trong ngành công nghiệp, việc đảm bảo an toàn cho người lao động là một ưu tiên hàng đầu. Bất kể ngành nghề hay loại công việc, việc sử dụng …

Lựa chọn Đúng Loại Bảo Hộ cho Công Việc: Đảm Bảo An Toàn Tối Đa

Tự động quyết định loại bảo hộ phù hợp cho công việc cụ thể là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người …

Đặc điểm về quần áo bảo hộ là gì?

Trong các ngành công nghiệp hiện nay, có nhiều ngành luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm. Vì vậy, đồng phục bảo hộ dành cho công nhân được coi …

Định nghĩa bảo hộ cá nhân và phân loại

Trang bị Bảo hộ lao động cá nhân ( Personal Protective Equipment – PPE) bao gồm quần áo bảo hộ lao động, kính bảo hộ lao động, mũ bảo hộ …